NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NGƯỜI NÔNG DÂN MỚI Ở CÁC XÃ ĐIỂM NÔNG THÔN MỚI THUỘC VÙNG GÒ ĐỒI CỦA CÁC TỈNH QUẢNG BÌNH, QUẢNG TRỊ VÀ THỪA THIÊN HUẾ

  • Trần Sáng Tạo
  • Dương Thanh Hải
  • Phan Văn Hùng
  • Đặng Thị Thảo
  • Cao Thị Thuyết

Abstract

Một nghiên cứu về xây dựng người nông dân mới ở các xã điểm của chương trình xây dựng nông thôn mới (CTXDNTM) thuộc vùng gò đồi của các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được thực hiện trong 2 năm 2012-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 95,83% hộ biết về CTXDNTM. Sự tham gia của các hộ tại các cuộc họp phổ biến CTXDNTM là 70,83%; họp bàn về chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội là 68,33%; họp nghe phổ biến về văn hóa, xã hội và môi trường là 75,0%. Tỷ lệ hộ tham gia lập kế hoạch là 49,17%; họp lựa chọn công trình là 14,17%; tham gia thi công là 10,0% và tham gia giám sát công trình là 5,0%. Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về CTXDNTM, (i) do công tác tuyên truyền chưa tốt (97,5%), (ii) trách nhiệm của người dân còn hạn chế (75,83%), (iii) vai trò của cán bộ và đảng viên chưa cao (30,83%), (iv) chính sách Nhà nước còn bất cập (5,0%), và (v) chưa có chế độ thưởng phạt kịp thời (2,5%). Có 4 giải pháp để phát triển người nông dân mới, gồm (1) Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức; (2) Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật; (3) Nâng cao năng lực công tác, kỹ năng tổ chức sản xuất; và (4) Nâng cao tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ, đảng viên và người dân địa phương để thực hiện thành công CTXDNTM.

Từ khóa: giải pháp, gò đồi, nhân tố, người nông dân mới, nhận thức, nông thôn mới.
điểm /   đánh giá
Published
2014-04-14