HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ CỦA CAO SU TIỂU ĐIỀN TẠI HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

  • Bùi Dũng Thể
  • Lê Thanh An
  • Vũ Văn Phong

Abstract

Sử dụng số liệu điều tra nông hộ và phương pháp Phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis – DEA), nghiên cứu này đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô sản xuất cao su tiểu điền của các nông hộ ở huyện Vĩnh Linh, huyện có diện tích cao su tiểu điền lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Hiệu quả kỹ thuật trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào chủ yếu của các hộ trồng cao su tại Vĩnh Linh tương đối cao.  Tuy nhiên vẫn còn lãng phí trong sử dụng các yếu tố đầu vào, bình quân chung các hộ có thể giảm 11,7% số lượng các yếu tố đầu vào mà không làm thay đổi năng suất mủ. Bên cạnh đó, chỉ có 20% số hộ trồng cao su điều tra đạt hiệu quả về quy mô đầu tư. Mức đầu của các hộ còn thấp so với mức đầu tư tối ưu. Để tăng hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền ở huyện Vĩnh Linh cần giảm lãng phí trong sử dụng các yếu tố đầu vào (tăng hiệu quả kỹ thuật), đồng thời tăng quy mô đầu tư một cách hợp lý vì công nghệ sản xuất của phần đa các nông hộ có hệ số co giãn sản lượng lớn hơn một.

Từ khóa: Cao su tiểu điền, Hiệu quả kỹ thuật và quy mô, Vĩnh Linh.

B235e�B6���@� RRIV3, RRIV4 trong đó chiếm tỉ lệ diện tích cao nhất là giống PB260. Hầu hết các nông hộ trồng cao su còn chưa tuân thủ đúng theo qui trình kỹ thuật hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên dẫn đến sinh trưởng phát triển và năng suất khai thác mủ cao su chưa cao so với tiềm năng của giống. Trong thời gian tới cần có sự kết hợp đồng bộ của các cấp ngành và hướng dẫn người nông dân áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su tiểu điền theo tiêu chuẩn ngành để đảm bảo phát triển cây cao su bền vững.

 

Từ khóa: Phát triển cao su tiểu điền, giải pháp kỹ thuật, Thừa Thiên Huế.

điểm /   đánh giá
Published
2014-04-14