KHẢ NĂNG HẤP PHỤ MÀU PHẨM NHUỘM CỦA THAN BÙN THỪA THIÊN HUẾ

  • Trần Thị Tú
  • Trương Quý Tùng
  • Hoàng Trọng Sỹ

Abstract

Tóm tắt. Nghiên cứu xử lý màu trong nước thải bằng các vật liệu hấp phụ giá thành thấp, thân thiện với môi trường đã và đang là đối tượng được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Bài báo này tập trung đánh giá khả năng hấp phụ màu phẩm nhuộm trong dung dịch nước bằng than bùn Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy than bùn Thừa Thiên Huế có thành phần khoáng chủ yếu là dạng Quartz (SiO2 chiếm tới 78,8%) và chứa rất ít tạp chất khác; cấu trúc than bùn có dạng xốp, nhiều lỗ rỗng; pHPZC= 3,85- 3,9. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình hấp phụ màu, kết quả cho thấy than bùn dạng S có mức hấp phụ màu tối ưu tại pH= 3,7, t= 90 phút, cỡ hạt d=0,15- 0,22mm, liều hấp phụ 0,5g/50mL ở nhiệt độ 28oC. Hiệu suất loại màu phẩm nhuộm DV nồng độ 50mg/L đạt 79% về độ màu và 50% về COD, tuân theo mức B của QCVN 13:2008/BTNMT. Các phẩm màu khác (DB, DY và DR) có hiệu suất loại màu thấp hơn 50% và loại COD thấp hơn 50%. Đồng thời, quá trình hấp phụ màu của than bùn là hấp phụ hoá học và tuân theo mô hình động học biểu kiến bậc 2 (loại 2). Hấp phụ màu của các phẩm nhuộm phân tán gốc azo (DB, DV, DY, DR) tuân theo đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Tempkin.

Từ khóa: phẩm nhuộm, than bùn, hấp phụ, nước thải.

Tác giả

Trần Thị Tú
Trưởng PTN chuyên đề Khí và Vi sinh, Bộ môn Công nghệ môi trường, Viện Tài nguyên và Môi trường- Đại học Huế
Trương Quý Tùng
Tiến sĩ, Phó giám đốc Đại học Huế, giảng viên chính
Hoàng Trọng Sỹ
Phó giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên chính, trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
điểm /   đánh giá
Published
2014-07-01