CHỦ ĐỀ PHƯƠNG ĐÔNG TRONG TRIẾT HỌC TÔN GIÁO CỦA VLADIMIR SOLOVYOV

  • Mai K Đa

Abstract

Vladimir Solovyov không chỉ là triết gia lớn và có tầm ảnh hưởng nhất của nước Nga, mà còn là người sáng lập ra một khuynh hướng vô cùng độc đáo của triết học Kitô giáo. Trong lịch sử triết học Nga, Solovyov là người đầu tiên thể hiện mối quan tâm nghiêm túc đến vấn đề phương Đông. Phương Đông trong triết học của ông độc đáo ở chỗ, nó được xem xét không phải từ khía cạnh các giá trị địa lý và văn minh, mà được giả định trong những biến thể cụ thể của triết học tôn giáo như “Phương Đông Hồi giáo”, “Phương Đông Phật giáo”, “Phương Đông Do Thái giáo” và “Phương Đông Kitô giáo”. Qua phân tích các biến thể phương Đông này, chúng ta thấy được giá trị của triết học Solovyov ở chỗ không phải ông tuyên bố về sự bình đẳng của các nền văn hóa khác nhau và những giá trị chung của chúng trong tiến trình lịch sử thế giới, mà ở khả năng, hơn nữa là sự cần thiết của hòa giải, hiểu biết và tương tác lẫn nhau. Sống và làm việc trong giai đoạn mà cách tiếp cận châu Âu là trung tâm đang thống trị, Vladimir Solovyov thực sự đã vượt lên trên những khuynh hướng tư tưởng đương thời. Tư tưởng vĩ đại của Solovyov về sự hình thành một nhân loại thống nhất phổ quát với sự hòa giải tất yếu giữa phương Đông và phương Tây vẫn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với những vấn đề của thời đại của chúng ta đang sống.

Tác giả

Mai K Đa
Giảng viên tại bộ môn Lịch sử triết học, khoa Triết học, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
điểm /   đánh giá
Published
2015-04-15
Section
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn