PHÂN LẬP VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ GEN RPOC1 TỪ LOÀI SÂM CAU ( GAERTN.) TẠI THANH HÓA

  • Lê Đình Chắc
  • Nguyễn Hoàng Yến

Tóm tắt

Thuật ngữ “DNA barcode” được sử dụng nhiều trong nghiên cứu phân loại học phân tử. Về cơ bản, kỹ thuật này dựa vào việc sử dụng một trình tự DNA khoảng 400-800 bp như là một tiêu chuẩn để nhận dạng và xác định quan hệ chủng loài của các loài sinh vật một cách nhanh chóng và chính xác. Do đó, kỹ thuật DNA mã vạch không chỉ giúp các nhà phân loại học trong công tác phân loại và xác định loài, mà còn nâng cao năng lực kiểm soát, hiểu biết và tận dụng sự đa dạng sinh học. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến kết quả phân lập và đọc trình tự gen rpoC1 của các mẫu Sâm cau thu tại Thanh Hóa. Chúng tôi đã phân lập gen rpoC1 từ 2 mẫu Sâm cau thu tại Vườn quốc gia Bến En và Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên Thanh Hóa, kích thước gen rpoC1 mà chúng tôi thu được là 570 nucleotid và có sự tương đồng là 99,5% so với trình tự gen rpoC1 đã công bố trên ngân hàng gen mã số JF972810
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-21