KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI MẠ VÀ SỐ DẢNH CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BẮC THỊNH TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC LÚA CẢI TIẾN (SRI) Ở VỤ XUÂN 2017 TẠI THIỆU HÓA - THANH HÓA

  • Nguyễn Bá Thông
  • Trần Thị Tâm
  • Mai Nhữ Thắng

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mạ và số dảnh cấy trong hệ thống canh tác lúa
cải tiến (SRI) được thực hiện trên giống lúa Bắc Thịnh ở vụ Xuân 2017 tại Thiệu Hóa - Thanh Hóa. Thí nghiệm gồm 12 công thức với 2 yếu tố: Tuổi mạ khi cấy (T), gồm 4 mức: T1: 2 lá; T2: 2,5 lá; T3: 3 lá và T4: 3,5 lá. Số dảnh cấy/khóm (D) gồm 3 mức là D1: 1 dảnh/khóm; D2: 2 dảnh/khóm; D3: 3 dảnh/khóm. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split- plot), 3 lần nhắc lại, ô lớn là tuổi mạ, ô nhỏ là số dảnh/khóm. Diện tích ô lớn 30m2 (7,5m x 4m),ô nhỏ 10m2 (2,5m x 4m); khoảng cách giữa các ô lớn là 30cm, giữa các ô nhỏ là 25cm, không đắp bờ ngăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong điều kiện vụ Xuân 2017 tại Thiệu Hóa - Thanh Hóa công thức 2 (T1D2) cấy khi cây mạ đạt 2 lá và 2 dảnh2khóm cho năng suất thực thu cao nhất 7,18 tấn2ha cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm ở mức xác suất có ý nghĩa với LSD0.05 (T*D) = 0,46 tấn/ha và lãi thuần đạt 20,15 triệu đồng/ha. Vì vậy, đề nghị khuyến cáo áp dụng cấy cây mạ đạt 2 lá và 2 dảnh/khóm khi thâm canh giống lúa thuần theo hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) trong vụ Xuân tại Thanh Hóa.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-30