ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC NUÔI ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA VỊT CỔ LŨNG NUÔI TẠI THÀNH PHỐ THANH HÓA

  • Đỗ Ngọc Hà
  • Hoàng Văn Chính
  • Lê Thị Hà
  • Hoàng Thị Bích
  • Lê Thị Ánh Tuyết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành trên vịt Cổ Lũng từ 21 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi với các phương thức nuôi khác nhau: Phương thức nuôi chăn thả (PT1), phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT2), và phương thức nuôi nhốt hoàn toàn sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (PT3) để đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của vịt Cổ Lũng nuôi tại thành phố Thanh Hóa. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống của vịt Cổ Lũng ở cả 3 phương thức nuôi đều khá cao từ  92,59 - 98,03%,trong đó vịt nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn có tỷ lệ nuôi sống thấp nhất, và cao nhất là vịt nuôi  theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn. Khối  lượng  của vịt Cổ Lũng ở 12 tuần tuổi cao nhất ở phương  thức nuôi nhốt hoàn toàn với mức  tăng khối  lượng trung bình/ngày là 25,04g/con/ngày, và thấp nhất ở phương thức nuôi chăn thả hoàn toàn với mức  tăng khối lượng trung bình là 18,50g/con/ngày. Khả năng cho  thịt của vịt ở cả 3 phương  thức nuôi đều khá cao, trong đó tỷ lệ thịt đùi của vịt nuôi  theo phương thức chăn thả là cao nhất với 13,91% và thấp nhất là phương thức nuôi nhốt hoàn toàn với tỷ lệ là 10,98%. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-08-27