Thực trạng và mô hình dự đoán thiếu cân ở học sinh trường Trung học cơ sở Phụng Thượng, Hà Nội

  • NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
  • HOÀNG THỊ VÂN ANH
  • NGUYỄN KIM ANH

Tóm tắt

    Thiếu cân gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của vị thành niên. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định thực trạng thiếu cân - suy dinh dưỡng ở học sinh 11 - 14 tuổi tại trường Trung học cơ sở Phụng Thượng, thành phố Hà Nội và xây dựng mô hình dự đoán thiếu cân ở trẻ em lứa tuổi này. Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 312 học sinh để phân loại tình trạng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn IOTF 2007. Sau đó, một nghiên cứu bệnh - chứng được tiến hành trên 50 trẻ thiếu cân và 246 trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường nhằm xác định mối liên quan giữa một số yếu tố môi trường với nguy cơ thiếu cân ở vị thành niên. Tỉ lệ thiếu cân của trẻ theo tiêu chuẩn IOTF là 16,0%. Các yếu tố thích thức ăn béo (OR = 0,4; P = 0,013), thích thức ăn ngọt (OR = 0,4; P = 0,034), thích thức ăn nhanh (OR = 0,3; P = 0,012) làm giảm nguy cơ thiếu cân ở trẻ. Các yếu tố tần suất uống nước ngọt có ga từ 3 - 5 lần trong tuần (OR = 2,6; P = 0,013), ăn đồ nội tạng từ 3 - 5 lần trong tuần (OR = 6,6; P = 0,016) làm tăng nguy cơ thiếu cân ở trẻ. Mô hình dự đoán thiếu cân ở trẻ gồm các yếu tố tuổi, tần suất uống nước ngọt và tần suất ăn đồ nội tạng. Mô hình dự đoán này là cơ sở để xây dựng khuyến nghị về chế độ dinh dưỡng cho học sinh lứa tuổi này giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.     

DOI: 10.18173/2354-1059.2019-0019

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-24
Chuyên mục
BAI BÁO