Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, năm 2015

  • Phạm Phương Liên
  • Nguyễn Phương Thùy
  • Nguyễn Hải Yến
  • Trần Thị Mỹ Hạnh
  • Nguyễn Minh Hoàng
  • Đỗ Mai Hoa

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) của người cao tuổi (NCT) tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, năm 2015; 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng dịch vụ KCB của NCT tại quận Hoàng Mai.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: Nhóm NCT (từ 60 tuổi trở lên), đã sinh sống tại địa bàn nghiên cứu trên 6 tháng. Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2015. Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi có cấu trúc.

Kết quả: Tỷ lệ NCT ốm trong vòng 4 tuần trước điều tra là 54%. Các bệnh thường gặp là cao huyết áp, đau xương khớp, đái tháo đường... Tỷ lệ NCT tự mua thuốc về điều trị khi mắc bệnh là 37,1%; đi khám và điều trị ngoại trú là 54,8%. Gần 80% số NCT có đi KCB ngoại trú sử dụng dịch vụ các bệnh viện tuyến thành phố hoặc tuyến trung ương. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc có thẻ bảo hiểm y tế và hành vi đi KCB của NCT khi mắc bệnh (OR=2,3; p<0,05).

Kết luận: Tỷ lệ NCT tự mua thuốc về điều trị là khá cao (37,1%); Trong số những người có đi khám và điều trị ngoại trú, có tới 80% NCT đi KCB tại tuyến trên, không sử dụng dịch vụ tại trạm y tế. Những người có thẻ BHYT có khả năng đi KCB cao hơn 2,3 lần so với những người không có thẻ BHYT.

Từ khóa: Sử dụng dịch vụ; khám chữa bệnh; người cao tuổi

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-09-06
Chuyên mục
Bài viết