Nhu cầu đào tạo cử nhân kỹ thuật phục hồi chức năng tại Việt Nam

  • Trần Thị Mỹ Hạnh
  • Hồ Thị Hiền
  • Nguyễn Thị Hiền Lương
  • Nguyễn Mai Anh
  • Đỗ Chí Hùng
  • Hoàng Văn Minh
  • Bùi Thị Thu Hà
  • Nguyễn Thị Thanh Nhiệm

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả nhu cầu đào tạo cử nhân kỹ thuật (CNKT) phục hồi chức năng (PHCN), cung cấp thông tin cho trường Đại học Y tế công cộng quyết định và tổ chức đào tạo mã ngành này đáp ứng nhu cầu xã hội.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang sử dụng số liệu định tính, định lượng và số liệu thứ cấp. Thông tin thu được từ mẫu định lượng gồm 116 người, phỏng vấn sâu 10 cán bộ PHCN tại cơ sở công lập và tư nhân ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Dương.

Kết quả: Việc đào tạo phù hợp với nhu cầu và chính sách của Bộ Y tế, được thể hiện trong Kế hoạch quốc gia phát triển ngành PHCN tại Việt Nam. Có 89,6% nhân lực làm trực tiếp trả lời cần tăng cường đào tạo CNKT PHCN và tỉ lệ CNKT ra trường có việc làm ổn định đúng ngành rất cao (97%). Nhu cầu đào tạo vật lý trị liệu là chính, kết hợp các nội dung ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu, đào tạo lấy thực hành là trọng tâm.

Kết luận: Cần tăng cường thời lượng thực hành lâm sàng, tập trung vào đào tạo vật lý trị liệu kết hợp với chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu và hoạt động trị liệu sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu hành nghề PHCN trong tương lai.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-09-20
Chuyên mục
Bài viết