Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh do vi rút Zika của phụ nữ từ 18 – 40 tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa năm 2017

  • Nguyễn Hiến
  • Trần Thị Tuyết Mai
  • Trần Thị Tuyết Hạnh

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh do vi rút Zika và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 18 – 40 tuổi tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 06 năm 2017. Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC): Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 18-40 đang sinh sống tại phường Phước Hòa.

Kết quả: Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung đạt yêu cầu là 55,7%; cụ thể: tỷ lệ có kiến thức đạt về đường lây truyền qua muỗi đốt 84%, qua quan hệ tình dục 21,3%. Có 11% số ĐTNC biết về nguy cơ trẻ mắc dị tật đầu nhỏ do nhiễm vi rút Zika khi mang thai. Tỷ lệ ĐTNC có thái độ tích cực là 41% với 90,8% sẵn sàng khám thai định kỳ; 62,8% số ĐTNC không kỳ thị trẻ mắc dị tật đầu nhỏ và 26,7% không có thái độ rõ ràng. Tỷ lệ ĐTNC có thực hành chung đạt là 45%, trong đó 67,5% thực hành tốt phòng tránh muỗi đốt; 10,5% sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức với thái độ (OR=6; p<0,001) và kiến thức với thực hành về phòng bệnh do vi rút Zika (OR= 2,43; p<0,001).

Kết luận: nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, thực hành chung về phòng bệnh do vi rút Zika còn thấp, nhất là thực hành phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Chính quyền địa phương và ngành Y tế cần tăng cường công tác truyền thông về vi rút Zika, nhấn mạnh phòng lây vi rút Zika qua đường tình dục và từ mẹ sang con.

Từ khóa: KAP; Zika; Nha Trang; phụ nữ

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-09-06
Chuyên mục
Bài viết