Giám sát, đánh giá – Bệnh nhân methadone trong mô hình lồng ghép điều trị methadone, ARV và tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) – Một số kết quả ban đầu

  • Mai Thị Hoài Sơn
  • Vũ Huy Hoàng
  • Nguyễn Thị Thúy Ngà
  • Trần Thị Bích Liên
  • Nguyễn Xuân Anh Dũng
  • Nguyễn Thị Kim Phượng
  • Tiêu Thị Thu Vân

Tóm tắt

       Lồng ghép, duy trì chất lượng chương trình Methadone, ARV, VCT tại các phòng khám ngoại trú ở TP.HCM là cần thiết để đảm bảo sự liên tục trong chăm sóc, điều trị và tính bền vững của ba chương trình. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả thực hiện chương trình Methadone trước và sau lồng ghép bằng cách hồi cứu, so sánh 6 chỉ số báo cáo của chương trình Methadone tại Quận 6 và Quận Bình Thạnh. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân (BN) được xét chọn vào điều trị tăng (37,8% so với 84,5%, p<0,001; KTC: 0,270-0,491); Tỉ lệ BN duy trì điều trị trên 12 tháng có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao (92,1% so với 83,1%, p<0,001; KTC: 0,053-0,127); Tỉ lệ BN có HIV âm tính được tầm soát HIV định kỳ (6 tháng/lần) tăng (20,1% so với 52,2%, p<0,001, KTC:0,250-0,390); Tỉ lệ BN điều trị Methadone từ 6 tháng trở lên có xét nghiệm nước tiểu dương tính với Heroin giảm (8,3% so với 3,5%, p=0,006, KTC: 0,012-0,068); Tỉ lệ BN ngừng trị giảm (8,9% so với 3,4%, p<0,001, KTC:0,016-0,044). Tỉ lệ BN bỏ liều giảm, tuy nhiên không có sự khác biệt giữa hai kỳ báo cáo. Kết luận: Lồng ghép điều trị Methadone, ARV, VCT đảm bảo duy trì được các thành quả của chương trình Methadone và cải thiện được công tác theo dõi điều trị cho bệnh nhân.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-06
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU