12. MỐI LIÊN HỆ GIỮA MỘT SỐ YẾU TỐ KHÍ HẬU VÀ DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1997 - 2017

  • Thái Thị Thanh Minh
  • Tae Yoon Park

Tóm tắt

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue (DEN) gây nên, lây bênh theo chiều ngang, với vật chủ trung gian là muỗi vằn (thuộc chi Aedes). Có bốn loại vi rút sốt xuất huyết được tìm thấy tại Việt Nam bao gồm: DEN - 1 và DEN - 2 chiếm ưu thế, DEN - 3 xuất hiện cuối năm 1990 và gây ra đợt dịch vào năm 1998, trong khi DEN - 4 được phát hiện giữa năm 1999 đến 2003. Dịch sốt xuất huyết có liên quan đến sự thay đổi thời tiết và khí hậu. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1997 - 2017, nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa và tổng lượng bốc hơi tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc DEN. Nhiệt độ tăng 1oC sẽ có 30 người mắc DEN. Lượng mưa tăng 100 mm sẽ có 2 người mắc DEN/10 vạn dân. Bốc hơi tăng 100 mm sẽ có 26 người mắc DEN/10 vạn dân. Dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện từ tháng 7, đỉnh dịch từ tháng 8 đến tháng 12.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-10-03
Chuyên mục
Bài viết