Sự trỗi dậy của xu hướng phi thực dân hóa và chính sách be bờ của Hoa Kỳ ở Việt Nam sau thế chiến thứ II

  • Nguyễn Văn Bắc
Từ khóa: Cách mạng; Chủ nghĩa thực dân mới; Giải thực dân hóa; Hậu Thế chiến II; Tái chiếm.

Tóm tắt

Ngay sau khi Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nhân dân Việt Nam đã thực hiện thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành lại nền độc lập dân tộc và lật đổ ngai vàng phong kiến, xây dựng nền cộng hòa dân chủ. Không chấp nhận từ bỏ các đặc quyền vừa bị mất, thực dân Pháp, cũng như nhiều nước đế quốc khác, đã nhanh chóng phát động chiến tranh để tái thiết lập ảnh hưởng ở các thuộc địa cũ. Xu hướng giải thực dân hóa (decolonization), do đó, tiếp tục nổi lên và phát triển mạnh mẽ ở các nước cựu thuộc địa trong giai đoạn hậu Thế chiến II. Cũng trong bối cảnh đó, một phương thức can thiệp mới từ bên ngoài vào các quốc gia cựu thuộc địa và phụ thuộc đã hình thành và ngày càng chiếm ưu thế: Chủ nghĩa thực dân mới (Neo-colonialism). Bài viết này tập trung phân tích xu hướng giải thuộc địa hóa và Chủ nghĩa thực dân mới tại Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ II.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-09-22
Chuyên mục
Bài viết