Tinh hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

  • Nguyễn Phi Bằng
  • Nguyễn Hữu Hưng
  • Nguyễn Hồ Bảo Trân
  • Nguyễn Thị Chúc

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự lưu hành của giun sán trên chó nuôi và xác định một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chó nuôi tại địa bàn khảo sát có tỷ lệ nhiễm giun sán là 73,67%. Qua định danh phân loại giun sán ký sinh cho thấy chó bị nhiễm ít nhất 7 loài giun sán, bao gồm: 4 loài giun tròn (Nematoda) là Ancylostoma sp, Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis và 3 loài sán dây (Cestoda) là Dipylidium caninum, Spirometra mansoni và Taenia sp. Trong đó, Ancylostoma sp có tỉ lệ nhiễm cao nhất, chiếm tỷ lệ 62,62%. Chó dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm Toxocara canis và Ancylostoma sp cao hơn so với chó ở lứa tuổi lớn hơn (P <0,05). Tỷ lệ phát hiện kháng thể ELISA kháng Toxocara sp trên người có nuôi chó (43,40%) cao hơn trên người không nuôi chó (17,65%) (p<0,05). Nuôi chó được coi là yếu tố nguy cơ nhiễm Toxocara sp trên người với tỉ số chênh OR = 3,57. Tỷ lệ phát hiện kháng thể ELISA kháng Toxocara sp trên người thường xuyên tiếp xúc với chó (53,66%) cao hơn trên người ít tiếp xúc với chó (15,22%) với tỉ số chênh OR= 6,45.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-07-25
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học