Xác định tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn salmonella spp. Phân lập từ vịt con bị bệnh trên địa bàn huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

  • Nguyễn Xuân Hòa
  • Lương Nhất Sinh

Tóm tắt

Kết quả khảo sát, điều tra tình hình bệnh thương hàn trên vịt nuôi tại huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi cho thấy tỷ lệ vịt bị bệnh thương hàn là 18,22% (3634/19950). Từ 118 mẫu vịt con chẩn đoán lâm sàng với bệnh thương hàn đã phân lập được 80 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella, đạt tỷ lệ vịt bị nhiễm bệnh là 67,80%. Thử nghiệm độc lực của 8 chủng Salmonella trên chuột nhắt trắng đều cho kết quả gây chết trong vòng 24h. Kiểm tra tính mẫn cảm với kháng sinh cho thấy các chủng vi khuẩn này đều mẫn cảm cao với cefotaxime, rifampin và mẫn cảm trung bình với gentamycin, colistin, kanamycin, ampicillin, streptomycine, cephalexin. Trong khi đó, 100% chủng kiểm tra đề kháng với tetracycline và neomycin. Từ nghiên cứu tính mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được, chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh thương hàn trên đàn vịt nuôi bằng một số loại thuốc kháng sinh thử nghiệm trên. Kết quả điều trị thực nghiệm cho thấy: 86,04% (74/86) vịt khỏi bệnh sau khi sử dụng cefotaxime, trong khi đó sử dụng ceftiofur đã cho tỷ lệ khỏi bệnh là 88,66% (86/97). Như vậy, vịt bị bệnh thương hàn có thể sử dụng cefotaxime hoặc ceftiofur sẽ cho hiệu quả điều trị cao.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-07
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học