Nghiên cứu tạo chủng vi khuẩn photobacterium damselae đột biến giảm độc lực

  • Lê Minh Hải
  • Phạm Thị Tâm
  • Tô Long Thành

Tóm tắt

Chủng vi khuẩn, ký hiệu là T4.3, có những đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hoá phù họp với chủng P. damsalae đã phân lập được từ cá mắc bệnh lở loét trên da và đốm trặng ở nội tạng. Chủng vi khuẩn này đã được sử dụng để tạo chủng nhược độc bằng hai tác nhân là tia UV và rifampicine. Với tác nhân là tia UV qua các đời chiếu đã tạo ra 112 dòng vi khuẩn và với tác nhân là rifampicin đã lựa chọn được 50 dòng vi khuẩn có sự thay đổi về hình thái, những dòng vi khuẩn này đã được kiểm tra về mức độ giảm độc lực của chúng. Bằng phương pháp sàng lọc trên môi trường thạch máu cừu đã thu được 06 dòng vi khuẩn không gây dung huyết, trong đó 4 dòng vi khuẩn T4.3K6, T4.3K7, T4.3K8.1, T4.3K8.2 được tạo ra bởi phương pháp gây đột biến bằng rifampicin, 2 dòng vi khuẩn T4.3U5, T4.3U6 được tạo ra bởi phương pháp gây đột biến bằng tia UV. 6 dòng vi khuẩn không còn độc tố dung huyết được sử dụng để đánh giá khả năng gây bệnh trên cá mú nhằm chứng minh mức độ giảm độc lực của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng đột biến đều giảm độc lực đáng kể so với chủng giống gốc. So sánh độc lực của 6 dòng đột biến chúng tôi nhận thấy: 2 dòng T4.3K8.2, T4.3U6 là an toàn hơn so với 04 dòng còn lại, tỷ lệ cá sống sót ngay sau khi gây nhiễm với các liều 104, 105, 106 CFU/ml của các dòng T4.3K8.2, T4.3U6 tương ứng là 93,33%, 83,33%, 83,33% và 93,33%, 93,33%, 90%. Thời gian gây chết cá của các dòng này là 8-20 ngày. Cá chết có các biểu hiện biếng ăn, mang nhợt nhạt, mắt cá lồi đục, xuất huyết rải rác trên vây.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-11-07
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học