Sinh thái dịch tễ học cúm A/H5 tại Quảng Bình

  • Phạm Hồng Kỳ
  • Phạm Minh Hằng
  • Nguyễn Viêt Không

Tóm tắt

Sự xuất hiện và lây truyền virus cúm gia cầm (AIV) vẫn là các vấn đề quan trọng đối với động vật hoang dã và sức khoẻ con người ở nhiều nơi trên thế giới. Sự bùng phát và lưu hành của virus này đã được nghiên cứu trong các hệ sinh thái khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố quyết định về sinh thái liên quan đến nguy cơ cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) được cho là sự khác nhau về các điều kiện sinh thái nông nghiệp, môi trường, địa lý và các yếu tố nguy cơ. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích đặc điểm sinh thái dịch tễ cúm A/H5 ở Quảng Bình năm 2016 để tìm ra các giải pháp can thiệp phòng dịch tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 yếu tố như số giờ nắng và chim hoang giã có liên quan chặt chẽ đến huyết thanh dương tính và sự lưu hành của virus cúm A/H5 ở Quảng Bình. Năm chủng virus H5N6 được phát hiện tại Quảng Bình có mức tương đồng với các chủng H5N6 phát hiện tại Việt Nam (89-99%) và các nước khác (96-97%). Phân tích phả hệ cho thấy những chủng virus này thuộc clade 2.3.4.4C và có quan hệ gần với các chủng virus cúm gia cầm H5N6 gần đây được phát hiện ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việc kết hợp các giải pháp kỹ thuật bao gồm hạn chế các yếu tố nguy cơ, tiêm phòng, giám sát sau tiêm phòng, nâng cao hiểu biết về CGC của người chăn nuôi có thể giảm sự lây nhiễm virus A/H5 vào đàn gia cầm ở mức hộ chăn nuôi. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-31
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học