TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ GAN Ở BÒ TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ THỬ HIỆU QUẢ TẨY TRỪ

  • Nguyễn Hữu Hưng

Tóm tắt

                                                                TÓM TẮT

Qua kiểm tra phân của đàn bò tại 3 tỉnh  Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan khá cao (51,91%), trong đó bò ở tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ nhiễm thấp nhất (49,45%),  kế tiếp là Đồng Tháp (53,31%) và cao nhất là ở bò tỉnh An Giang  (53,45%). Bò địa phương (58,68%) có tỷ lệ nhiễm cao hơn bò lai Sind (51,01%) và nhiễm thấp nhất ở bò sữa (37,11%). Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi bò, thấp nhất ở lứa tuổi < 1 năm tuổi  (30,43%) và nhiễm cao nhất ở bò trên 2 năm tuổi (62,81%). Có trứng của 2 loài sán lá gan: Fasciola spp. và Paramphistomum explanatum được tìm thấy, trong đó loài Fasciola spp (43,58%,) có tỷ lệ nhiễm cao hơn Paramphistomum explanatum (21,01%). Tỷ lệ nhiễm ghép 2 loài trên cá thể chiếm 12,68%.

Kết quả mổ khám cho thấy bò nuôi ở các tỉnh ĐBSCL nhiễm ba loài sán lá gan, đó là Fasciola gigantica (51,06%), Paramphistomum explanatum (25,59%) và Dicrocoelium dendriticum (0,75%), trong đó Dicrocoelium dendriticum lần đầu tiên được phát hiện tại ĐBSC. 

Bệnh tích biểu hiện ở gan nhiễm sán thường thấy:  các vết xuất huyết bề mặt, một số vùng gan bị hoại tử, có nốt mủ màu vàng  trắng và gan xơ. Bệnh tích vi thể: nhu mô gan xuất huyết, hoại tử, xuất hiện các tổ chức xơ và thành ống dẫn mật tăng sinh.

Cả 3 lọai thuốc Praziquantel với liều 25mg/kg thể trọng cho uống, Nitroxinil liều 12mg/kg thể trọng tiêm dưới da cổ và Bilevor-M liều 4,5 mg/kg thể trọng cho uống đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%. Thuốc an tòan và không gây phản ứng phụ trong điều trị.

 

Từ khóa: Bò, Sán lá gan, Tỷ lệ nhiễm, Tẩy trừ, Đồng bằng sông Cửu Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-02-28
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học