SỰ THUẦN CHỦNG VÀ TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA GỪNG (Zingiber officinale Roscoe) VÀ NGHỆ (Curcuma longa L.)

  • Huỳnh Kim Diệu

Tóm tắt

TÓM TẮT

30 mẫu thân hành của gừng và 30 mẫu thân hành của nghệ được thu thập từ nhiều nơi khác nhau ở tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ được điện di protein bằng phương pháp SDS-PAGE và thử hoạt tính kháng khuẩn (xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC) trên 8 chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp., Aeromonas hydrophila, Edwardsiella ictaluri Edwardsiella tarda.

 Kết quả cho thấy các mẫu thân hành của gừng oacó 12 và nghệ có 10 dãy băng protein khác nhau với lần lượt tỉ lệ cá thể đa hình là 17% và 20%, tỉ lệ băng protein đa hình 23% và10%  chỉ số đa dạng về kiểu gen HEP = 0,55 và 0,45 và số allele hiệu quả SENA= 1,2 và 0,81, rõ nhất là chỉ số đa dạng về kiểu hình Ho = 3,06 và 2,02. Kết quả điện di cho thấy gừng và nghệ không thuần chủng, gừng chia làm 6 dòng và nghệ 7 dòng. Hoạt tính kháng khuẩn giữa các dòng gừng và giữa các dòng nghệ có khác nhau. Nghệ kháng được hầu hết các vi khuẩn thử nghiệm và mạnh hơn gừng, đặc biệt trên Edwardsiella ictaluri (MIC=64-256 µg/ml) và Staphylococcus aureus (MIC=128-512µg/ml). Tất cả các dòng gừng và nghệ đều ức chế rất tốt trên Edwardsiella tarda (MIC=64-1024 µg/ml).

Từ khóa: Cây gừng, Cây nghệ, Dòng, Tính kháng khuẩn

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-03-07
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học