NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TỒN DƯ MỘT SỐ HÓA CHẤT ĐỘC HẠI VÀ KHÁNG SINH TRONG MẬT ONG TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

  • Bùi Thị Phương Hòa và cs

Tóm tắt

TÓM TẮT

Điều tra về tình hình sản xuất mật ong của 72 trại ong ở một số tỉnh phía Nam (Đồng Nai, Gia Lai, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Dương và Đaklak) trong thời gian từ  2007- 2010, đồng thời mẫu mật ong được thu thập tại các trại chăn nuôi ong để phân tích một số hóa chất độc hại và kháng sinh trong mật ong. Sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS để phân tích kim loại nặng;  kỹ thuật sắc ký khí khối phổ (GC/MS) để phân tích dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật; kỹ thuật ELISA, kỹ thuật sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) và phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC/MS) để xác định dư lượng kháng sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy:  

- Dư lượng Pb tìm thấy trong mật ong dao động trong khoảng 0,154 -  0,167 mg/kg;  Cd : 0,014 -  0,018 mg/kg; Hg : 0,013 -  0,018 mg/kg; As : 0,003 - 0,004 mg/kg. Dư lượng Pb, Cd, Hg, As giữa các năm nghiên cứu không có sự sai khác nhiều. Kết quả này chứng tỏ môi trường sản xuất mật ong đã có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ về kim loại nặng.

- Không phát hiện thấy dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm Carbamat; nhóm clo hữu cơ chỉ phát hiện trong năm 2007 và 2008; nhóm  photpho hữu cơ thấy trong tất cả các năm nghiên cứu và phát hiện thấy chất chlorpyrifos và coumaphos. Nguy cơ ô nhiễm dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong mật ong đã có xu hướng gia tăng theo thời gian.

- Đã phát hiện thấy nhiều loại kháng sinh trong nhóm B1 như enrofloxacin, tylosin, streptomycine, sulphadiazine, tetracyclines. Đặc biệt đã phát hiện thấy dư lượng chloramphenicol (nhóm chất cấm, A6) vào năm 2007 và 2008, tuy nhiên những năm tiếp theo không còn phát hiện nữa. Tỷ lệ mẫu mật ong bị ô nhiễm kháng sinh  giảm dần theo thời gian nghiên cứu nhưng người chăn nuôi ong vẫn còn lạm dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh cho ong.

Từ  khoá: Mật ong, Kim loại nặng, Hóa chất bảo vệ thực vật, Kháng sinh, Chất tồn dư., Nam Vệt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-03-15
Chuyên mục
Nghiên cứu khoa học