Chính sách vĩ mô kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế

  • Nguyễn Văn Trình
  • Nguyễn Sơn Hoa

Tóm tắt

Các  lý  thuyết  kinh  tế vĩ  mô hiện đại đều chứng minh giữa tăng trưởng kinh tếvàlạm phát có mối quan  hệ  thuận,  nghĩa  là,  khi  nền kinh tếtăng trưởng cao thì sẽ dẫn đến lạm phát. Vấn đề làmức lạm phát  nào  nền  kinh  tế chấp  nhận được  và không  dẫn  đến  những xáo trộn trầm trọng tình hình kinh tế- xã hội, gây những bất ổn đến an ninh, trật tự xã hội. Trên cơ sởđánh giá tác động của lạm phát đến tình hình kinh tế- xã hội màchính phủ sẽ quyết định can thiệp để điều chỉnh. Đồng thời, chính phủ cũng dựa vào mục tiêu của mình để đưa ra các quyết định điều chỉnh. Nếu vì  mục  tiêu  tăng  trưởng  cao,  giải quyết nạn thất nghiệp, chính phủ có thể phải duy trì mức lạm phát cao, vàngược lại, chính phủ muốn kiềm chếlạm phát thì phải hy sinh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chịu mức thất nghiệp cao. Một chính sách nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao màmức lạm phát thấp làrất khó khăn, nhất làtrong điều kiện nguồn lực cho tăng trưởng đã tới hạn vànền kinh tếđã hội nhập, chịu tác động của thị trường thếgiới vànền kinh tế toàn  cầu.  Vậy  trong  điều  kiện hiện nay, VN phải chọn con đường nào?  Chấp  nhận  tăng  trưởng  cao vàlạm phát cao, thất nghiệp thấp? Hay  tăng  trưởng  thấp,  lạm  phát thấp  nhưng  thất  nghiệp  gia  tăng? Hoặc có chính sách nào vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tếcao vàlạm phát thấp ởVN? Đây lànhững vấn đề kinh tếvĩ mô đang làm đau đầu các nhàlý luận cũng như các nhàlãnh đạo, hoạch định chính sách vĩ mô của VN hiện nay    

Tác giả

Nguyễn Văn Trình

PGS.TS

 

Nguyễn Sơn Hoa
THS.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-11-04