Coi trọng hơn nữa tính khai sáng trong đổi mới giáo dục

  • Hồ Thiệu Hùng

Tóm tắt

Sứ  mệnh  của  giáo  dục được xác định trong Đại hội XI là "nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng  nhân  tài,  góp  phần  quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người VN". Đó có thể hiểu là sứ mệnh đối với xã hội. Vậy còn đối với từng cá nhân trong xã hội, sứ mệnh của giáo dục là gì, mang những nội dung nào? Phải chăng là đào tạo "con người VN  phát  triển  toàn  diện,  có  đạo đức,  tri  thức,  sức  khỏe,  thẩm  mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã  hội;  hình  thành  và  bồi  dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" như ghi trong Điều 2 Luật giáo dục 2005? Khách quan mà nói, đối chiếu giữa mục tiêu cao xa này với mục tiêu đời  thường  của  xã  hội,  giáo  dục nhiều  năm  qua  đã  dù  làm  được nhiều việc nhưng còn xa mới đạt kỳ vọng. Vì vậy, " Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội" đã được Đại hội XI nêu thành một vấn đề cấp thiết. Đây là một vấn đề cực kỳ rộng lớn và sâu sắc. Vì vậy, bài này chỉ tập trung trình bày suy nghĩ của người viết về một tính chất mà giáo dục VN phải đặt đúng tầm hơn trong quá trình đổi mới. Không làm được điều này thì không thể gọi là có đổi mới. Tính chất này đang chi phối mạnh mẽ nhiều vấn đề cơ bản của  giáo  dục  như  mục  tiêu  giáo dục, nguyên lý giáo dục, cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, cải cách sư phạm, nội dung chương trình và sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, hoạt động kiểm định chất lượng... Đó là tính chất khai sáng

Tác giả

Hồ Thiệu Hùng
TS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-11-12
Chuyên mục
Nghiên cứu và trao đổi