Xuất phát điểm nghiên cứu của C. Mác và Ph. Ăngghen trong "Hệ tư tưởng Đức"

  • Lương Mỹ Vân

Abstract

Xuất phát điểm nghiên cứu là một trong những vấn đề mà C. Mác và Ph. Ăng ghen đặc biệt chú trọng khi xây dựng học thuyết của mình. Trong "Hệ tư tưởng Đức", khi đề xuất quan niệm duy vật về lịch sử, các ông đã xuất phát từ con người "cá nhân hiện thực" với tất cả những mối quan hệ, liên hệ phong phú và phức tạp của họ trong đời sống xã hội, với hoạt động lao động sản xuất của họ và coi đó là xuất phát điểm nghiên cứu. Với xuất phát điểm đúng đắn này, các ông không chỉ luận giải những luận điểm khoa học về đời sống xã hội của con người, về lịch sử nhân loại và xây dựng nên quan niệm duy vật về lịch sử, mà còn phê phán và chỉ ra những hạn chế duy tâm, tư biện trong quan niệm của các nhà "triết học Đức hiện đại" (L. Phoiơbắc, B. Bauơ, M. Stiếcnơ,...) 
điểm /   đánh giá
Published
2012-09-18
Section
Các bài viết/Articles