10 câu hỏi dành cho những ai quan tâm đến sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh

  • Phan Hồng Giang

Tóm tắt

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Hoài Thanh, mười câu hỏi đặt ra trong bài viết này nhằm mục đích giúp cho nền phê bình văn học nước nhà thêm phần đa dạng, phong phú và bổ ích. 1) Hoài Thanh đã xác lập cho văn chương nói chung và thơ nói riêng vị trí như thế nào trong cuộc sống con người? 2) Cách phê bình văn học của Hoài Thanh thuộc loại nào? 3) “Thi nhân Việt Nam” có phải là hệ quả của thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” mà người ta đã gán cho Hoài Thanh hay của một cách tiếp cận văn chương mà chính ông - trong trào lưu “phủ định quá khứ” - cũng đã từng “tự phê bình nghiêm khắc”? 4) Có phải các tác phẩm phê bình của Hoài Thanh đã có thể trụ vững trước thử thách khắc nghiệt của thời gian một phần lớn là nhờ ở nền văn hóa sâu rộng, ở tầm tư tưởng - triết học hàm chứa trong các trước tác của ông? 5) Hoài Thanh sau 1945 có “sa sút” so với Hoài Thanh trước 1945? 6) Hoài Thanh - nhà quản lý văn nghệ có cản trở Hoài Thanh - nhà phê bình? 7) Hoài Thanh đã gắn kết phê bình văn học và giảng dạy văn học trong nhà trường như thế nào? 8) Nên chăng các nhà phê bình hiện nay của chúng ta cần thử sức trong những cuộc đối thoại văn chương trực tiếp với quảng đại quần chúng như hoạt động “phê bình nói” của Hoài Thanh? 9) Đóng góp của Hoài Thanh trong lĩnh vực hoàn thiện ngôn ngữ phê bình văn học? 10) Có thể rút ra những bài học gì từ sự nghiệp phê bình của Hoài Thanh để góp phần chấn hưng nền phê bình văn học của chúng ta hôm nay?
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2010-07-26
Chuyên mục
Các bài chính