Xây dựng ADN mã vạch cho cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms trồng tại An Giang

  • Đỗ Văn Mãi
  • Trần Công Luận

Tóm tắt

Chi Polyscias J. R. Forster & G. Forster (chi Đinh lăng) là chi lớn thứ 2 trong họ Nhân sâm, trên thế giới với 159 loài được phân bố từ châu Phi đến các hòn đảo phía đông Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 10 loài Đinh lăng. Theo điều tra của Trung tâm Sâm Việt Nam ở các tỉnh phía Nam, đinh lăng có 6 loài. Đa số đinh lăng được sử dụng làm cây cảnh, chỉ có vài loài được sử dụng làm thuốc, loài đinh lăng được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất là Polyscias fruticosa (L.) Harms, còn có tên gọi đinh lăng lá xẻ, cây gỏi cá hay nam dương lâm. Do các loài thuộc chi đinh lăng hình thái rất giống nhau dễ bị nhầm lẫn khi thu hái, hiện nay cần có cơ sở dữ liệu để phân định loài đinh lăng này nên bài báo này giám định tên khoa học dựa trên hình thái so với tiêu bản gốc và bằng phương pháp giải trình tự gen RBCL. Kết quả sẽ đăng ký trên ngân hàng gen thế giới NCBI để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.

Nguyên liệu

Các mẫu nghiên cứu bao gồm toàn cây đinh lăng được thu hái ngày 03 tháng 5 năm 2019 tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Phương pháp nghiên cứu

- Tách chiết tổng số và tinh sạch

- Khuếch đại ADN bằng phản ứng PCR

- Điện di ADN trên gel agarose

- Điện di sản phẩm PCR và giải trình tự

- Phân tích số liệu và so sánh trình tự ADN

Kết luận

Tóm lại, cây đinh lăng thu thập và trồng ở An Giang có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Đã thành công xây dựng được mã vạch của trình tự đoạn gen RBCL, kết quả trình tự được đăng ký và công bố trên ngân hàng gen NCBI (mã số: MN049915.1).  Kết quả này kết hợp với đặc điểm hình thái và tiêu bản giúp cho việc nhận diện cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) bằng phương pháp ADN được dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-27
Chuyên mục
BÀI BÁO