Ba hợp chất phân lập từ thân cây bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau, Acanthaceae

  • Nguyễn Thị Trang Đài
  • Phan Văn Lem
  • Huỳnh Ngọc Thụy

Tóm tắt

Cây bìm bịp (Clinacanthus nutans. Acanthaceae), theo Y học dân gian, lá tươi dùng giã đắp chữa đau sưng mắt và đem xào nóng dùng bó trặc gân, sưng khớp, gãy xương; nhân dân dùng cành lá đắp vết thương trâu bò húc; lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt, eczema và mụn rộp. Qua tìm hiểu các tài liệu tham khảo thì cây bìm bịp là đối tượng ít được nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng đã có nhiều nghiên cứu về cây này trên thế giới, cho thấy cây bìm bịp có thêm nhiều tác dụng sinh học mới được phát hiện và chứng minh như: kháng viêm, chống oxy hóa, kháng virus, giảm đau. Trong bài báo này tiếp tục kết quả phân lập và xác định cấu trúc hóa học của ba hợp chất tinh khiết phân lập được từ thân cây bìm bịp (Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau) mọc tại Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu

Cây bìm bịp được thu hái ở núi Cấm, An Giang vào tháng 01/2016.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân lập các hợp chất

- Phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất

Kết luận

Từ 400 g cao BBtp của thân bìm bịp Clinacanthus nutans (Burm. f.) Lindau tách phân đoạn bằng kỹ thuật phân bố lỏng - lỏng, thu được 53,0 g cao dichloromethan (BBdcm) và 14,1 g cao ethyl acetat (BBea). Cao dichloromethan (BBdcm) triển khai qua cột sắc ký thu được 27 phân đoạn. Tiến hành sắc ký cột cổ điển BB6, BB16 và BB27 thu được 3 chất tinh khiết. Cấu trúc các chất được xác định là  methyl tetracosanoat (BB6-1), candenatenin B (BB16-1), calycosin (BB27-2). Dựa vào các tài liệu nhóm tác giả tham khảo được, đây là lần đầu tiên 3 hợp chất được phân lập và xác định cấu trúc từ thân cây bìm bịp tại Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-04-27
Chuyên mục
BÀI BÁO