ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐẤT NGẬP NƯỚC VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỎ NĂNG (ELEOCHARIS DULCIS) ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP

  • Lê Thị Kim Oanh

Tóm tắt

Phát triển nuôi trồng thủy sản cùng các vấn đề môi trường phát sinh đã và đang là mối quan tâm của Việt Nam nói chung và huyện Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang nói riêng. Mặc dù tính chất ô nhiễm không cao nhưng với một lượng lớn nước thải từ các ao nuôi liên tục thải vào môi trường đã và ngày càng tác động tiêu cực tới hệ sinh thái tự nhiên của thủy vực [15]. Nghiên cứu đánh giá thành phần nước thải của 10 trại nuôi tôm tập trung cho thấy các chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép xả thải như: COD, NH4+, TDS,… Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp bằng công nghệ thiên nhiên đất ngập nước với sự tham gia của thực vật thủy sinh là một giải pháp khả thi phù hợp với tính chất của nước thải và điều kiện môi trường khu vực [7], [10]. Hiệu quả xử lý COD của nước thải ao nuôi tôm đạt 65,8%, amonia đạt 93,7%, TDS (Total Dissolved Solids) đạt 57,6% với thời gian lưu là 23 ngày. Ngoài ra, quá trình cũng giúp ổn định pH, độ phèn, độ kiềm của nước thải

Tác giả

Lê Thị Kim Oanh
PGS.TS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-08-02
Chuyên mục
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ