Ảnh hưởng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đối với việc bảo hộ sáng chế tại Việt Nam

  • VŨ THỊ HẢI YẾN

Abstract

Là một trong những đối tượng sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoa học-công nghệ và kinh tế-xã hội, sáng chế luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong các đàm phán thương mại tự do (FTA) có đề cập SHTT, đặc biệt là trong quá trình đám phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP). Ngày 05/10/2015, sau 5 năm đàm phán, 12 quốc gia thành viên TPP đã kết thúc vòng đàm phán cuối cùng và ngày 05/11/2015, toàn văn Hiệp định TPP (bản tiếng Anh) đã được công bố chính thức bởi các quốc gia thành viên. Các quy định về sáng chế trong Chương 18 về SHTT có thể coi là kết quả dung hoà lợi ích giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển khi một số đề xuất bất hợp lí từ những quốc gia phát triển đã bị loại bỏ trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định bảo hộ sáng chế của TPP đang đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi nó đặt ra những tiêu chuẩn bảo hộ mới, thậm chí cao hơn mức độ bảo hộ của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPs) trong khuôn khổ WTO.

 


Tác giả

VŨ THỊ HẢI YẾN

 

điểm /   đánh giá
Published
2016-12-21
Section
RESEARCH - EXCHANGE OF OPINIONS