Vị thế của khu vực Đông Bắc Á trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ thập niên đầu thế kỉ XXI

  • Đỗ Thanh Hà

Tóm tắt

Chính sách hướng Đông (look east policy) được đánh giá là một chính sách ngoại giao chiến lược bên cạnh công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ vào đầu thập niên 90 của thế kỉ XX với mục đích hội nhập kinh tế, hợp tác chính trị với các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đông Bắc Á, khu vực có vị trí chiến lược quan trọng ở châu Á cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã trở thành trọng tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ khi chính sách này bắt đầu bước sang giai đoạn hai. Kết quả là, trải qua thập niên đầu thế kỉ XXI, Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng khi chuyển trọng tâm của chính sách hướng Đông sang khu vực Đông Bắc Á. Trên cơ sở đó, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Bắc Á đã trở thành đối tác quan trọng của nhau và mối quan hệ nhanh chóng phát triển trên nhiều lĩnh vực trong thế kỉ XXI.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2013-11-01
Chuyên mục
Bài viết