HÁT SẮC BÙA TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU Ở XÃ PHÚ LỄ, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE)

  • Phan Thị Hồng Xuân
  • Nguyễn Ngọc Thanh Vy

Tóm tắt

Hát sắc bùa là một loại hình diễn xướng dân gian diễn ra trong những ngày đầu năm mới ở một số tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ Việt Nam. Loại hình diễn xướng dân gian mang tính chất nghi lễ cộng đồng này được kế thừa, chắt lọc qua thời gian, được kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ, ít thay đổi. Tại mỗi nơi, hình thức các cuộc diễn xướng này có những đặc điểm riêng gắn với đặc trưng văn hoá của từng địa phương. Ở Nam Bộ, hát sắc bùa chỉ có xã Phú Lễ huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre nhưng cũng đã bị thất truyền. Bài viết là những phân tích về giá trị văn hóa, nghệ thuật của loại hình này nhìn từ góc độ nhân học văn hóa với mong muốn góp phần xây dựng lại hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng – hát sắc bùa ở Phú Lễ (Ba Tri, Bến Tre).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-01-30
Chuyên mục
Bài viết