Đánh giá diễn biến độ mặn trên mô hình canh tác lúa - tôm ở tỉnh Cà Mau

  • Đinh Quang Toàn
  • Nguyễn Đình Vượng
  • Ngô Ngọc Hưng
  • Nguyễn Thị Mai Khoa

Tóm tắt

Việc chuyển đổi đất nông, lâm nghiệp kém hiệu quả sang mô hình canh tác lúa - tôm ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Cà Mau nói riêng đã mang lại lợi ích nhất định trong  phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi đã làm cho môi trường và hệ sinh thái khu vực không ngừng biến đổi, không chỉ ảnh hưởng đến nuôi tôm mà còn trên nhiều hệ sinh thái nông nghiệp khác. Một số vấn đề về môi trường bắt đầu nảy sinh như mặn hóa đất đã và đang gây ra mối quan ngại về tính bền vững của mô hình này. Qua nghiên cứu tại địa phương cho thấy, các thông số đặc trưng cho độ mặn trong đất gia tăng theo thời gian nuôi. Tại một số điểm mẫu (CN8, TPCM2, PT1) chỉ số này đã vượt qua ngưỡng đất mặn nhiều (> 4mS/cm) gây bất lợi cho canh tác lúa và làm ảnh hưởng đến tính bền vững của mô hình lúa – tôm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2015-03-03
Chuyên mục
Bài viết