Ảnh hưởng của một số đặc điểm kinh tế – xã hội lên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình không kinh doanh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

  • Phạm Thị Thùy Trang
  • Nguyễn Thị Xuân Hạnh

Tóm tắt

Để xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hiệu quả, ngoài việc nắm được khối lượng phát sinh hằng ngày, cần thiết phải xác định những yếu tố chính tác động lên quá trình phát sinh đó. Có nhiều nghiên cứu kết luận rằng khối lượng CTRSH phát sinh hằng ngày trên mỗi hộ gia đình tương quan với một số đặc điểm kinh tế xã hội như thu nhập, trình độ học vấn, thói quen tiêu dùng và số thành viên của hộ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định khối lượng CTRSH trung bình phát sinh mỗi ngày trên mỗi hộ gia đình không kinh doanh trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, đồng thời dùng phân tích hồi quy để phân tích ảnh hưởng của số đặc điểm kinh tế xã hội lên khối lượng phát sinh đó. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trung bình một ngày mỗi hộ gia đình không kinh doanh phát sinh 0,6 kg CTRSH, trong đó phần lớn là thành phần chất hữu cơ (61%). Kết quả hồi quy cho thấy thu nhập càng tăng thì khối lượng CTRSH ngày càng giảm, trong khi đó số người trong hộ lại là một yếu tố làm gia tăng khối lượng CTRSH mỗi ngày. Nghiên cứu là nền tảng định hướng cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn, cũng như làm nền tảng cho nhiều nghiên cứu trong tương lai.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2016-06-30
Chuyên mục
Bài viết