Di dân người dân tộc thiểu số và vấn đề văn hóa - xã hội Bình Dương ngày nay

  • Trần Hạnh Minh Phương

Tóm tắt

Trong 19 tộc người thiểu số di dân đến Bình Dương có bảy tộc người chiếm số lượng cao là người Khmer và người Chăm (đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), người Nùng, người Tày, người Mường, người Thái và người Sán Chỉ (đến từ các tỉnh phía Bắc). Các tộc người này chủ yếu sống bằng nghề nông. Quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa làm nhiều yếu tố văn hóa truyền thống bị mai một nhưng trong chừng mực nào đó, vẫn bảo lưu được những món ăn, tín ngưỡng, lễ hội, sinh hoạt văn nghệ truyền thống. Ba mối quan hệ dòng họ, láng giềng và đồng tộc người thể hiện rõ qua các nhóm di dân cùng một tộc người có cùng thời gian di cư, địa điểm định cư đầu tiên, và đôi khi có cùng sinh kế. Ba mối quan hệ này là định chế phi chính thức quy định và điều chỉnh các hành vi ứng xử trong cộng đồng. Mỗi nhóm sẽ có những chuẩn tắc để quản trị đời sống xã hội của cộng đồng, góp phần tạo khối đoàn kết cộng đồng để hướng tới cuộc sống phồn vinh hơn. 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-05-02
Chuyên mục
Bài viết