Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của một số loài thực vật

  • Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Phạm Thị Mỹ Trâm

Tóm tắt

Cây hoa sen (Nelumbo nucifera), hoa súng (Nymphaea stellata), trầu bà (Epipremnum aureum), phát tài (Dracaena fragrans) được nuôi trong môi trường nước thải trong 5 tuần để khảo sát khả năng xử lý và khả năng sinh trưởng. Kết quả cây phát tài có khả năng xử lý và sinh trưởng rất tốt trong môi trường nước thải sinh hoạt với hiệu suất xử lý chất rắn lơ lửng (SS), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), phosphat (PO43-), nitrat (NO3-) lần lượt là: 75,81%; 78,57%; 97,54%; 56,14% và thời gian phát triển tốt nhất là ở tuần thứ 4. Cây phát tài được chọn để tiến hành khảo sát ở các nồng độ ô nhiễm khác nhau trong môi trường nuớc thải sinh hoạt (75% nước thải sinh hoạt + 25% nước cất, 50% nước thải sinh hoạt + 50% nước cất) cho thấy ở nghiệm thức 50% nước thải + 50% nước cất thời gian lưu ở tuần thứ 4 cho hiệu suất xử lý các thông số chất lượng nước (SS, BOD5, PO43-, NO3-) cao nhất lần lượt là: SS (84,62%), BOD5 (75,58%), PO43- (97,92%), NO3- (79,21%).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2018-03-21
Chuyên mục
Bài viết