Thông tin cho tác giả

Cảm ơn tác giả đã chọn gửi bài báo cho Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một. Các hướng dẫn sau sẽ đảm bảo những thông tin cần thiết để bài viết của tác giả có thể chuyển qua khâu phản biện, biên tập và xuất bản một cách suôn sẻ. Vui lòng dành thời gian đọc và theo dõi kỹ bản hướng dẫn này, vì như vậy sẽ đảm bảo bài báo của tác giả phù hợp với yêu cầu của tạp chí.

 1. Tên bài báo

  • Tên bài báo sử dụng chữ in hoa, cỡ 14, in đậm, canh giữa trang; nên sử dụng tên bài báo có độ dài không quá 25 từ.
  • Tạp chí khuyến khích tên bài báo gợi ra vấn đề nghiên cứu, có sự thu hút người đọc, chuyển tải thông tin rõ ràng, làm nổi bật được vấn đề nghiên cứu.
  • Tác giả lưu ý không sử dụng các thuật ngữ, cụm từ viết tắt, câu hỏi nghi vấn trong tên bài báo; không nên sử dụng tên bài báo có tính bí ẩn.

 2. Tên tác giả và địa chỉ

  • Tên tác giả viết đầy đủ họ tên, chữ viết hoa, in đậm đặt giữa trang, sử dụng superscript sau tên tác giả để chú thích địa chỉ làm việc, cung cấp địa chỉ email của tác giả.
  • Bài báo có nhiều tác giả phải sắp xếp theo thứ thứ cho thấy đóng góp chuyên môn của từng tác giả (không căn cứ vào học hàm, học vị, chức vụ); tên người đóng góp nhiều nhất đặt trước đồng thời cung cấp địa chỉ email (tác giả chính), những người đứng sau theo thứ tự đóng góp giảm dần; sử dụng dấu phảy (,) để ngăn cách giữa tên các tác giả.

3. Tóm tắt

  • Tóm tắt được viết với dung lượng 150-250 từ cho cả hai hình thức trình bày có cấu trúc và phi cấu trúc.
  • Tóm tắt có cấu trúc nên viết theo thứ tự: bối cảnh, mục đích, phương pháp, kết quả, kết luận. Tóm tắt phi cấu trúc cũng nên trình bày thông tin theo tự như tóm tắt có cấu trúc.
  • Tóm tắt và tiêu đề bài báo phải được dịch sang Tiếng Anh.

4. Từ khóa

  • Từ khóa phải cung cấp cho người đọc nội dung mà họ quan tâm, cung cấp thông tin để tìm những bài viết cùng chủ đề, hỗ trợ việc lập danh mục bài viết liên quan.
  • Mỗi bài báo viết tối đa 5 từ khóa, sắp xếp theo tứ thứ ABC.
  • Không sử dụng thuật ngữ viết tắt làm từ khóa.

5.Nội dung chính của bài báo

1) Tiêu đề mục

  • Tiêu đề mục cấp I sử dụng kiểu chữ thường (trừ trường hợp cần viết hóa theo quy ước của từ cần viết hoa), in đậm (Đặt vấn đề, Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu, Kết quả và thảo luận, Kết luận).
  • Trường hợp bài báo có tiêu đề cấp II thì viết kiểu chữ thường, in đậm, nghiêng.
  • Trường hợp bài báo có tiêu đề cấp III thì các tiêu đề cấp II viết kiểu chữ thường, in đậm, nghiêng, tiêu đề cấp III viết kiểu chữ thường, in nghiêng (không in đậm).

 

2) Đoạn văn

    • Đoạn văn đầu tiên bất kỳ dưới tiêu đề cấp độ nào đều được lùi đầu dòng 1cm.
    • Các đoạn văn tiếp theo trong văn bản chính của bài đều lùi đầu dòng 1cm.

3) Chữ viết tắt

  • Trường hợp một thuật ngữ / định nghĩa liên tục được nhắc đến thì viết đầy đủ khi nó xuất hiện lần đầu, theo sau là chữ viết tắt đặt trong ngoặc đơn (ngay cả khi nó được định nghĩa trước đó trong phần tóm tắt); sau đó, chữ dụng cách viết tắt.
  • Các từ viết tắt chỉ sử dụng trong văn bản (không bao gồm trong các hình hay bảng).
  • Cần tham khảo các quy ước viết tắt liên quan đến chuyên ngành trong bài báo.

4) Bảng

  • Tiêu đề “BẢNG” in nghiêng, theo sau là số bảng và có dấu chấm (ví dụ: BẢNG 1.). Tiêu đề bảng được đặt phía trên bảng.
  • Chỉ có từ đầu tiên tên bảng viết hoa (ngoại trừ các từ phải viết hoa).
  • Bảng đặt theo chiều đứng có độ rộng 15cm; số lượng cột trong bảng không quá 8 cột. Tạp chí không khuyến khích thiết lập bảng số liệu in theo chiều ngang trang giấy. Trường hợp bắt buộc phải lập bảng ngang thì bảng có độ rộng không quá 20cm, số lượng cột khống quá 12 cột.
  • Bảng chỉ sử dụng kẻ ngang. Cỡ chữ trong bảng 8-10.
  • 5) Hình

    - Tiêu đề “Hình” chỉ viết hoa chữ đầu tiên, in nghiêng, theo sau là số hình và có dấu chấm đặt cuối (ví dụ: Hình 2.). Tiêu đề hình đặt dưới hình.

    - Hình phải rõ ràng, màu sắc nét, nếu là hình người phải nhìn rõ khuôn mặt.

    - Hình được định dạng chiều ngang có độ rộng tối đa 15cm.

    6) Thuật ngữ chuyên ngành

    • Nên sử dụng thuật ngữ chung trong chuyên ngành của bài báo, trừ trường hợp một số thuật ngữ thương mại, tên thường dùng của vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc thảo luận.
    • Cần tuân thủ cách viết thuật ngữ khoa học quốc tế.

    7) Số

    • Các số bắt đầu một câu hoặc những số <10 (tức là một đến chín) được viết bằng chữ.
    • Các thông số, đơn vị đo lường thời gian, nhiệt độ, chiều dài, diện tích, khối lượng, thể tích được thể hiện bằng các chữ số.
    • Thế kỷ và thập kỷ được viết ra bằng các chữ số, ví dụ: những năm 1980 hoặc thế kỷ 19.
    • Các số trong ngoặc đơn được thể hiện bằng chữ số ngay cả trong trường hợp <10.
    • Dấu chấm được sử dụng làm dấu phân cách hàng nghìn, ví dụ: 1.980, hoặc 6.470.880.

    8) Thông tin biểu hiện bằng con số

    • Tác giả nên tham khảo APA để diễn đạt các thông tin bằng con số.
    • Có 1 khoảng trống sau dấu phảy, các biến số và các ký hiệu toán học
    • Ví dụ : r(55) = .49, p < .001 (đúng) / r(55)=.49,p<.001. (sai)
    • Không nêu các công thức để biểu đạt những con số chung (nghĩa là phương sai, điểm z)
    • Không sử dụng tài liệu tham khảo để biểu thị con số trừ khi chúng không phổ biến hoặc trọng tâm của nghiên cứu.
    • Không đặt số 0 trước dấu thập phân khi số biểu thị không lớn hơn 1 (ví dụ: p = .015)
    • Đặt số 0 trước dấu thập phân nếu số biểu thị lớn hơn 1 (ví dụ: 0.29)
    • Các kí hiệu nên viết nghiêng: t, F, z (trừ trường hợp ngoại lệ)
    • Tỉ lệ phần trăm thường được đặt trong dấu ngoặc đơn (ví dụ: Hầu hết học sinh của tôi (95%) đỗ kỳ thi kết thúc học phần).

    9) Các đơn vị đo lường

    • Nên tham khảo Hệ thống đơn vị quốc tế (SI)
    • Chiều dài, diện tích, thể tích được tính theo hệ mét: mm, cm, mm2, cm2, ml
    • khối lượng : g. kg. mg,…
    • Các đơn vị viết thường
    • Ví dụ: 20 km (đúng) / 20 Km (sai)
    • Kí hiệu lít là “l” (ví dụ: 100ml)
    • Đơn vị đo lường viết cách 1 khoảng trắng (ví dụ: 5ml, 6kg);
    • Phần trăm (%) và (0) thì viết liền (Ví dụ: 5%, 400C)
    • Sử dụng dấu (/) (ví dụ: 3 lần/1 ngày)

    10) Lời cảm ơn

    • Lời cảm ơn đặt sau văn bản chính của bài báo; trước tài liệu tham khảo.
    • Nội dung lời cảm ơn nên bao gồm các yếu tố hỗ trợ về tài chính, công cụ, khái niệm, chỉnh sửa, tinh thần.
    • Không sử dụng bất cứ từ / cụm từ viết tắt nào trong lời cảm ơn.

    11) Tài liệu tham khảo

    Tài liệu tham khảo trích dẫn trong bài

    • Trong văn bản chính của bài báo và các hình, bảng số liệu, mỗi trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc đơn ghi tên tác giả và năm xuất bản. Ví dụ: (Bùi Thế Cường, 2017). Nếu có từ hai trích dẫn trở lên thì sử dụng dấu chấm phảy (;). Ví dụ (Bùi Thế Cường, 2009; Nguyễn Văn Hiệp, 2007).
    • Nếu tài liệu tham khảo được trích dẫn có từ 2 tác giả trở lên thì chỉ ghi tên của tác giả thứ nhất và kèm theo “và nnk.

    Ví dụ: (Nguyễn Văn Hiệp và nnk., 2017)

    Danh sách tài liệu tham khảo

    • Tài liệu tham khảo liệt kê theo quy ước của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) và sắp xếp theo thứ ABC.
    • Trong phần tóm tắt không nên xuất hiện các trích dẫn, trừ khi đó là tài liệu tham khảo duy nhất có sẵn cho một khái niệm quan trọng.
    • Tài liệu chưa được công bố, chưa được chấp nhận để xuất bản thì không nên trích dẫn trong tài liệu tham khảo.