Thay đổi kiến thức về vỗ rung lồng ngực của bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe

  • Nguyễn Thị Thu Hường, Châu Thị Chư, Phạm Thị Thúy Hòa Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Từ khóa: Kiến thức, vỗ rung lồng ngực, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kiến thức về vỗ rung lồng ngực của các bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính điều trị tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bà mẹ có con nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đang không trong tình trạng cấp cứu điều trị tại khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định. Phương pháp nghiên cứu là can thiệp một nhóm đối tượng có so sánh trước sau. Kết quả:Điểm trung bình chung kiến thức của đối tượng nghiên cứu là 13,97 ± 3,24. Phân loại mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu: 23,3% kiến thức đạt, 76,7% kiến thức chưa đạt (điểm cắt là 50%). Kiến thức về các nội dung thay đổi lần lượt là: khái niệm vỗ rung lồng ngực: 70% (T1), 100% (T2, T3); chỉ định viêm phế quản: 26,7% (T1), 63,3% (T2, T3); chỉ định giãn phế quản: 33,3% (T1), 66,7% (T2), 70% (T3); chống chỉ định bệnh tim mạch: 40% (T1), 63,3 (T2, T3); chuẩn bị người thực hiện kỹ thuật: 43,3% (T1), 83,3% (T2), 86,7% (T3); tư thế cho trẻ ngồi để vỗ rung lồng ngực: 30% (T1), 63,3% (T2), 70% (T3). Sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.Kết luận: Kiến thức của các bà mẹ về vỗ rung lồng ngực trước can thiệp còn thấp (tỷ lệ có kiến thức đạt chiếm 23,3%). Có sự thay đổi rõ sau giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng tăng lên đến 76,7% ngay sau can thiệp (T2) và đến 80% sau can thiệp 1 tuần (T3).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-07-13