Mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 trong đại dịch Covid – 19 tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2022

  • Nguyễn Thị Thanh Tình, Phan Thị Mỹ Châu Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Từ khóa: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm, sinh viên cử nhân điều dưỡng, Covid-19

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định mức độ căng thẳng, lo âu, trầm cảm và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 trong đại dịch Covid – 19 tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 113 sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thang Depression Anxiety Stress Scale – 21 (DASS - 21) được sử dụng để đo lường mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm.Kết quả: Sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm lần lượt là 38,1%, 49,6% và 25,7%, trong đó tỷ lệ căng thẳng từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 1,8% đến 15,9%, tỷ lệ lo âu từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 4,4% đến 12,4% và tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 1,8% đến 10,6%. Có mối tương quan thuận về mức độ giữa căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên điều dưỡng. Chuyên ngành học, học lực và hoạt động thể dục thể thao được tìm thấy có mối liên quan với mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên điều dưỡng.Kết luận: Sinh viên cử nhân điều dưỡng có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm dao động từ 25,7% đến 49,6% Các nhà quản lý và giáo dục điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan để có các biện pháp can thiệp thích hợp

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-04