NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GÂY BỆNH VÀ DỊCH TỄ CỦA BỆNH TÔM CHẾT SỚM (EMS) TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NHẰM ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH TÔM CHẾT SỚM (EMS) TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH NHẰM ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG TRỊ

  • Trần Thị Linh Giang
  • Dương Viết Phương Tuấn

Abstract

Nghiên cứu về Hội chứng chết sớm ở tôm thực hiện ở Quảng Bình với mục đích tìm hiểu đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn Vibrio paraheamolyticus và đặc điểm dịch tể để khuyến cao cách phòng trị và có dự báo sớm làm giảm rủi roc ho nghề nuôi tôm. Có 120 phiếu và 91 mẫu tôm nghi bệnh được thu và nuôi cấy, tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn này và phân tích gen để xác định độc tố, đồng thời nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ của bệnh EMS ở 4 huyện, thành phố . Kết quả cho thấy rằng hơn 70% số mẫu nghi bệnh có kết quả dương tính, tần suất nhiễm bệnh cao 10 – 60,6 % và khác nhau ở các tháng và vụ nuôi, cao nhất vào tháng 4 – 7 DL, X2 = 1.60 (df = 4), với P < 0,05. Tôm nhiễm bệnh EMS có các biểu hiện các triệu chứng điển hình gan tuỵ và tỷ lệ chết cao đến 100% nếu không can thiệp kịp thời. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 μm, không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh và yếm khí, hầu hết là oxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose. Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS) là môi trường chọn lọc của Vibrio spp. Chúng mẫn cảm với Vibriostat 2,4 diamino-6,7 diisopropyl pteridine phosphate (0/129). Tỷ lệ V. parahaemolyticus gây bệnh tôm chết sớm.Vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh có đặc điểm cấu trúc gen khác biệt, nhiễm sắc thể tự điều chỉnh nằm ở vị trí 01. Từ những kết quả hình ảnh trên ta thấy được sự sai khác về trình tự gen DNA của mẫu W1, trình tự gen của mẫu này trùng hợp với trình tự gen DNA của Vibrio parahaemolyticus dùng đối chứng trên và sự sai khác về trình tự gen cũng đã thể hiện được khả năng gây bệnh của vi khuẩn V. parahaemolyticus. Các phản ứng với các loại kháng sinh có hiệu quả từ 8 – 45%, đều làm giảm số lượng tôm chết khi nhiễm, cao nhất là Baymet và Osamet, Olimos. Sử dụng chế phẩm Bokashi trầu với hiệu quả tốt nếu dùng từ đầu vụ và đến cuối vụ, với thành phần Eugenol, chavicol và chavibetol đã hạn chế sự phát triển của bệnh, kể cả những ao có mật độ V. parahaemolyticus cao nhưng ít có nguy cơ gây bệnh.

điểm /   đánh giá
Published
2015-09-01
Section
Chuyên san Nông nghiệp và Phát triển nông thôn