ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH BOKASHI-TRICHODERMA ĐẾN TUYẾN TRÙNG NỐT SƯNG (MELOIDOGYNE INCOGNITA) HẠI HỒ TIÊU TẠI QUẢNG TRỊ

  • Hoàng Thị Hồng Quế
  • Trần Thị Thuỳ
  • Trần Thị Thu Hà
  • Trương Thị Bích Phượng

Abstract

Hồ tiêu là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cho nông hộ. Tuy nhiên tuyến trùng nốt sưng là một trong những bệnh hại đe doạ đến  năng suất và chất lượng tiêu hạt. Để phòng trừ tuyến trùng hiện nay bà con nông dân đa số sử dụng thuốc hoá học và có những ảnh hưởng tiêu cực. Phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đã được các nhà khoa học công bố về tác dụng trong kiểm soát tuyến trùng và kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển. Nghiên cứu này trình bày kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữu HCVS Bokashi-Trichderma có tác dụng làm giảm số lượng nốt sưng trên một đơn vị chiều dài rễ và 1 g rễ so với đối chứng là phân HCVS Quế Lâm (Đối chứng 2) và công thức không bón phân (Đối chứng 1). Đồng thời giảm mật số tuyến trùng trong 100 g đất và 1 g rễ ở 2 thời điểm tháng 2 và tháng 5. Mật số tuyến trùng trung bình trong 100g đất của công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 662,2 con (Tháng 2) và 515,56 con (Tháng 5) thấp hơn so với đối chứng 1 là 1012,2 con (Tháng 2)  và 945,56 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là  742,2 con (Tháng 2)  và 705,56 con (Tháng 5). Mật số tuyến trùng trung bình trong 1g rễ ở công thức có bón phân HCVS Bokashi-Trichoderma là 216,11 con (tháng 2) và 143,33 con (Tháng 5) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với công thức đối chứng 1 là 496,11 con (Tháng 2) và 243,33 con (Tháng 5) và đối chứng 2 là 366,33 con (Tháng 2) và 163,33 con (Tháng 5).  Bênh cạnh đó công thức bón phân Bokashi-Trichoderma cũng ảnh hưởng đến số hoa/gié, cành quả/cành và quả/gié và năng suất thực thu.

Từ khoá: Phân hữu cơ vi sinh Bokashi-Trichoderma, tuyến trùng nốt sưng, số nốt sưng, mật số tuyến trùng

Tác giả

Trương Thị Bích Phượng
Trưởng Bộ môn Sinh học ứng dụng 
điểm /   đánh giá
Published
2014-04-14