NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Phạm Văn Tần
  • Hồng Bích Ngọc
  • Bùi Dũng Thể

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện tại các huyện có trồng cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá tình hình phát triển cao su tiểu điền và đề ra giải pháp kỹ thuật cho việc phát triển cây cao su ổn định bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây cao su có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ năm 1992, trồng chủ yếu ở vùng gò đồi của tỉnh tại huyện Nam Đông, Hương Trà và Phong Điền. Diện tích cao su tiểu điền toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2012 là 9.415,44 ha, trong đó đã đưa vào kinh doanh trên 5.000 ha, phân bố chủ yếu ở 5 huyện Nam Đông, A Lưới, Phong Điền, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. Toàn tỉnh có 8 giống được xác định: RRIM600, GT1, PB235, PB260, RRIV2, RRIV3, RRIV4 trong đó chiếm tỉ lệ diện tích cao nhất là giống PB260. Hầu hết các nông hộ trồng cao su còn chưa tuân thủ đúng theo qui trình kỹ thuật hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn nên dẫn đến sinh trưởng phát triển và năng suất khai thác mủ cao su chưa cao so với tiềm năng của giống. Trong thời gian tới cần có sự kết hợp đồng bộ của các cấp ngành và hướng dẫn người nông dân áp dụng đúng qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su tiểu điền theo tiêu chuẩn ngành để đảm bảo phát triển cây cao su bền vững.

Từ khóa: Phát triển cao su tiểu điền, giải pháp kỹ thuật, Thừa Thiên Huế.

điểm /   đánh giá
Published
2014-04-14