NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRẠNG THÁI NGUYÊN LIỆU VÀ BA THÔNG SỐ CHIẾT (, DUNG MÔI CHIẾT, THỜI GIAN CHIẾT VÀ LƯỢNG XÚC TÁC) ĐẾN HÀM LƯỢNG CHLOROPHYLL THU NHẬN TỪ RAU NGÓT (SAUROPUS ANDROGYNUS (L.) MERR)

  • Nguyễn Thị Vân Anh
  • Bùi Thị Liền
  • Vũ Thành Hưng
  • Trần Thanh Quỳnh Anh

Abstract

Rau ngót là một rau có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, nó còn là nguồn chlorophyll tự nhiên dồi dào. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc chiết tách chlorophyll từ rau ngót chưa được quan tâm nhiều. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của trạng thái nguyên liệu và ảnh hưởng đồng thời của tỉ lệ dung môi ethanol, thời gian chiết và lượng xúc tác MgCO3 đến hàm lượng chlorophyll thu nhận bằng phương pháp chiết ngâm. Hàm lượng chlorophyl được xác định bằng phương pháp trắc quang (phá vỡ tế bào, ngâm chiết chlorophyll rồi đo độ hấp thu OD ở các bước sóng thích hợp bằng máy so màu). Nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của 3 yếu tố: tỉ lệ dung môi ethanol, thời gian chiết và lượng xác tác MgCO3 được thực hiện thông qua phương pháp qui hoạch thực nghiệm (QHTN) các yếu tố toàn phần 23 và tối ưu hóa. Kết quả là với trạng thái nguyên liệu được nghiền mịn thì điều kiện tối ưu để thu được lượng chlorophyll từ rau ngót ở quy mô phòng thí nghiệm là: Dung môi: ethanol 92%; Thời gian chiết: 40h; Xúc tác MgCO3: 0,08 g. Ở điều kiện này, hàm lượng chlorophyll-ab thu được là: 3,23567 mg/g. Kết quả trên cho phép xây dựng một qui trình chiết tách chlorophyll-ab qui mô pilot.

T khóa: chiết tách, chlorophyll, dung môi, rau ngót, Sauropus androgynus (l.) merr, quy hoạch thuc nghiệm.

điểm /   đánh giá
Published
2014-07-13