ỨNG DỤNG CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC (WQI) VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ĐỂ PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC NUÔI TÔM Ở ĐẦM PHÁ XÃ PHÚ THUẬN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

  • Trương Văn Đàn

Abstract

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tháng 6, 7, 8 có chỉ số chất lượng nước biến động từ 76,85 đến 79,36 điểm, đạt loại 2, loại tốt. Ngược lại các tháng 9, 10 chỉ số chất lượng nước thấp hơn, biến động từ 69,25 đến 69,31 điểm, đạt loại 3, loại trung bình. Nhóm các điểm khu vực gần bờ (PT 1, 5, 6, 9) có chỉ số chất lượng nước cao hơn nhóm các điểm xa bờ (PT 2, 3, 4, 7, 8).

Kết quả phân vùng chất lượng nước nuôi tôm cho thấy các tháng 6,7,8 có 100% diện tích mặt nước đầm phá xã Phú Thuận đều đạt loại tốt. Chất lượng nước tháng 9 có đến 203,65ha diện tích mặt nước đạt loại trung bình chiếm 40,8% (tập trung ven bờ, cách bờ khoảng 1000m), diện tích mặt nước đạt loại tốt chiếm 59,2%. Tháng 10 có diện tích mặt nước đạt loại III khoảng 241ha chiếm 48,5% (tăng 7.7% so với tháng 9) tập trung vùng ven bờ, cách bờ 1000m.

Từ khóa: chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước, đầm phá xã Phú Thuận

điểm /   đánh giá
Published
2014-07-01