ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÂN BỐ LOÀI SAOLA (Pseudoryx nghetinhensis) Ở KHU BẢO TỒN SAOLA QUẢNG NAM

  • Nguyễn Văn Lợi

Abstract

Saola là loài thú móng guốc quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao trên phạm vi quốc gia và quốc tế, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi các hoạt động phát triển của con người. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm bổ sung thêm các thông tin về tình hình phân bố và nơi ở của loài Saola ở Khu bảo tồn Saola Quang Nam. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình để phân tích các nhân tố môi trường sinh thái dựa trên cơ sở GIS. Mô hình phân bố loài Saola được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thích nghi sinh thái. Các điều kiện sinh thái thích hợp của Saola cùng với số liệu điều tra trên thực địa, tư liệu viễn thám và số liệu thứ cấp được mô hình hình hóa để xác định vùng phân bố của loài Saola. Kết quả nghiên cứu cho thấy 56,5 % tổng diện tích tự nhiên ở KBT Saola được xác định là có Saola phân bố, trong đó diện tích thích hợp cao, trung bình và thấp lần lượt chiếm 29,0 % , 13,8 % và 0,7 %. Sinh cảnh rừng được đánh giá có sự hiện diện của loài này là rừng giàu và trung bình có nhiều tầng, xa khu dân cư, gần các con suối có nước chảy ở các đai độ cao từ 600- 800 m. Kết quả nghiên cứu không chỉ giúp cho Khu bảo tồn (KBT) xây dựng kế hoạch bảo tồn loài Saola có hiệu quả mà còn là công cụ dự báo vùng thích hợp phân bố cho các loài động vật bị đe dọa tuyệt chủng khác.

điểm /   đánh giá
Published
2014-11-28
Section
Chuyên san Khoa học Tự nhiên