HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

  • Đặng Văn Sơn

Abstract

Kết quả điều tra nguồn tài nguyên thực vật rừng ngập mặn ở KDTSQ Cần Giờ đã ghi nhận được 112 loài, 87 chi, 45 họ, 29 bộ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, có 30 loài cây ngập mặn chủ yếu, 38 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 44 loài cây du nhập có ích hiện diện ở rừng ngập mặn. Nguồn tài nguyên cây có ích và cây có giá trị bảo tồn cũng được thống kê, với 65 loài có giá trị làm thuốc, 17 loài cây gia dụng, 15 loài cây cho gỗ, 2 loài cây làm cảnh, 12 loài cây làm thực phẩm - thuốc và gia dụng, 1 loài cây cho gỗ - tinh dầu, và 2 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007). Dạng sống của thực vật rừng ngập mặn [11, 12] được chia làm 6 nhóm chính là cây thân thảo, cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, dây leo, bán ký sinh.

Từ khóa: Cây có ích, rừng ngập mặn, tài nguyên thực vật, thực vật, Cần Giờ.

Tác giả

Đặng Văn Sơn
Bảo tàng thực vật, Viện Sinh học Nhiệt đới
điểm /   đánh giá
Published
2014-11-28
Section
Chuyên san Khoa học Tự nhiên