ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA CÁ MÒI CỜ CHẤM - Konosirus punctatus (Schlegel, 1946) Ở TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

  • Võ Văn Phú

Abstract

Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014, chúng tôi đã thu được 541 cá thể cá Mòi cờ chấm – Konosirus punctatus (Schlegel, 1946) ở vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế để phân tích đặc điểm sinh trưởng và sinh sản.

Về sinh trưởng: Cá Mòi cờ chấm được khai thác ở 5 nhóm tuổi, thấp nhất là nhóm tuổi 0+, cao nhất là nhóm tuổi 4+. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá được xác định qua R.J.H. Beverton-S.J.Holt (1956) được biểu diễn theo phương trình W = 1694,3.10-8.L2,9367 với hệ số tương quan R2 = 0,9610. Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng có dạng: Lt = 353,3.[1 - e-0,2300.(t + 0,8100)] và Wt = 537,4.[1-e-0,0540.(t + 0,4842)]2,9367.

Về sinh sản: Cá Mòi cờ chấm thành thục sinh dục từ nhóm tuổi 1+ và tham gia vào đàn đẻ trứng. Sức sinh sản tuyệt đối của cá Mòi cờ chấm dao động từ 12.834 – 38.245 trứng, trung bình đạt 24.233,5 trứng. Sức sinh sản tương đối dao động từ 314,01 – 355,02 trứng/gam, trung bình đạt 338,2 trứng/gam.


điểm /   đánh giá
Published
2015-06-14
Section
Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường