ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐA TIÊU CHÍ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

  • Huỳnh Văn Chương
  • Ngô Quang Phú
  • Nguyễn Phúc Khoa

Abstract

Nghiên cứu được thực hiện ở huyện Tây Hòa nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, môi trường thích hợp với các loại cây trồng nông ngiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa – màu – cây công nghiệp ngắn ngày; chuyên màu – cây công nghiệp ngắn ngày; cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và rừng trồng. Tổng giá trị sản xuất của loại hình sử dụng đất trồng cây hồ tiêu đạt 137.789,4 triệu đồng/ha/năm, loại hình sử dụng đất trồng mía đạt 82.304,3 triệu đồng/ha/năm, loại hình sử dụng đất trồng sắn đạt 17.010,8 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập hỗn hợp cây hồ tiêu đạt 85.690,5 triệu đồng/ha/năm, loại hình sử dụng đất trồng mía đạt 45.236,0 triệu đồng/ha/năm, loại hình sử dụng đất trồng sắn đạt 10.1116,8 triệu đồng/ha/năm. Ứng dụng Arcgis xây dựng được hệ thống các bản đồ đơn tính (loại đất, tầng dày, độ dốc, TPCG) và thành lập được 62 đơn vị bản đồ đất đai trên tổng diện tích 60.844,0 ha của vùng nghiên cứu. Loại hình sử dụng đất trồng mía đạt mức thích hợp S1 có 22 đơn vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 có 16 đơn vị bản đồ đất đai, không thích hợp N của cây mía đối với khu vực nghiên cứu là 24 đơn vị bản đồ đất đai. Loại hình sử dụng đất trồng cây hồ tiêu đạt mức thích hợp S1 có 31 đơn vị bản đồ đất đai, mức thích hợp S2 có 5 đơn vị bản đồ đất đai, mức không thích hợp N có 26 đơn vị bản đồ đất đai.

Từ khóa: Đánh giá đất, đơn vị bản đồ đất đai, giá trị sản xuất, loại hình sử dụng đất, thích hợp đất đai.

Tác giả

Huỳnh Văn Chương
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.
điểm /   đánh giá
Published
2015-06-14
Section
Chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường