NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÈO TÂY (EICHHORNIA CRASSIPES) VÀ CÂY SẬY (PHRAGMITES AUSTRALIS) XỬ LÝ NƯỚC BỊ Ô NHIỄM CÁC KIM LOẠI NẶNG, CADIMI (Cd), CHÌ (PB), KẼM (Zn) VÀ ĐỒNG (Cu)

  • Lê Thị Thương
  • Nguyễn Thị Mùi
Từ khóa: Bèo tây, cây Sậy, kim loại nặng, ô nhiễm nước.

Tóm tắt

Các thí nghiệm sử dụng thực vật là Bèo tây và Sậy trong việc xử lý ô nhiễm một số kim loại nặng như Kẽm (Zn), Cadimi (Cd), Chì (Pb), Đồng (Cu) trong môi trường nước khi thực hiện các thí nghiệm bổ sung kim loại nặng tương ứng theo các mức 0,5 mg/L Cd, 2 mg/L Pb, 5 mg/L Zn, 5 mg/l Cu trong các thùng nuôi mẫu thực vật. Kiểm tra hàm lượng các kim loại trong nước sau 5-10-20-30-40 ngày thí nghiệm trồng Bèo tây và Sậy, kết quả cho thấy cả Bèo tây và Sậy đều có khả năng tích luỹ tốt các kim loại nặng (Pb, Cd, Zn, Cu). Sau 20 - 40 ngày tỉ lệ làm sạch các kim loại nặng trên của Bèo tây và Sậy hầu hết đạt mức 80%. Khả năng làm sạch đối với nước bị ô nhiễm Pb của Bèo tây nhanh hơn so với nước ô nhiễm Cd, Zn, Cu. Khả năng làm sạch đối với nước bị ô nhiễm Cd của Sậy nhanh hơn so với nước ô nhiễm Pb, Zn, Cu.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-02-26