NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC SINH THÁI BỀN VỮNG TRÊN CHÂN ĐẤT TRŨNG HUYỆN HÀ TRUNG

  • Lê Hữu Cần
  • Lê Hoài Thanh
Từ khóa: Huyện Hà Trung, mô hình lúa - cá - vịt, vùng trũng thấp

Tóm tắt

Xây dựng mô hình canh tác sinh thái tổng hợp lúa - cá - vịt trên chân đất trũng, là một trong các mô hình canh tác theo hướng phát triển bền vững, thông qua việc làm giảm sự phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu hại đối với cây lúa và quản lý dịch hại mang tính tổng hợp. Việc thả vịt, thả cá vào ruộng lúa có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lúa trên đất lúa vùng trũng thấp của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa: Thời gian sinh trưởng, phát triển qua các giai đoạn và một số chỉ tiêu như số lá/thân chính, chiều dài lá đòng, chiều dài bông của các giống lúa có sự sai khác không đáng kể so với các giống cùng loại khi độc canh cây lúa. Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số nhánh tối đa/khóm của các giống lúa ở công thức thí nghiệm (TN) đều đạt cao hơn so với cùng loại giống ở công thức đối chứng (ĐC). Giảm sự phát sinh và gây hại của sâu hại và ốc bưu vàng đối với cây lúa; Có tác động tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa giữa công thức thí nghiệm và công thức đối chứng. Mô hình canh tác sinh thái lúa - cá - vịt tăng hiệu quả kinh tế rõ rệt so với đối chứng. Lãi thuần đạt 114,63 triệu đồng/ha/năm so với trồng độc canh lúa là 44,72 triệu đồng/ha/năm, tăng 2,56 lần. Các chỉ tiêu MRR và MBCR đều có ý nghĩa (MRR = 116 và MBCR = 2,16).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-12