KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÂY GIỐNG DƯA LƯỚI (CUCUMIS MELO L.) TAKI TRỒNG TRONG NHÀ LƯỚI

  • Vũ Văn Chiến
  • Tống Văn Giang
  • Lê Thị Bình
  • Đỗ Thị Phương Anh
Từ khóa: Dưa lưới, mật độ, giá thể, phân bón, sinh trưởng, phát triển.

Tóm tắt

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cây giống dưa lưới Taki trồng trong nhà lưới gồm 3 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCD), 3 lần nhắc lại, vụ Hè 2019 tại trang trại Queen farm, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Phong cách mới; Thí nghiệm 1 gồm 4 công thức: Công thức 1: 50% xơ dừa + 40% phân hữu cơ vi sinh + 10% trấu hun; Công thức 2: 60% xơ dừa + 30% phân hữu cơ vi sinh + 10% trấu hun; Công thức 3: 70% xơ dừa + 20% phân hữu cơ vi sinh + 10% trấu hun; Công thức 4: 80% xơ dừa + 10% phân hữu cơ vi sinh + 10% trấu hun. Thí nghiệm 2 gồm 3 công thức: Công thức 1: Mật độ: 350 cây/ m2; Công thức 2: Mật độ: 530 cây/m2; Công thức 3: Mật độ: 700 cây/ m2. Thí nghiệm 3 gồm 4 công thức: Công thức 1: Tưới super lân, nồng độ 5%; Công thức 2: Tưới đạm + lân super (tỷ lệ 1:1); Công thức 3: Tưới phân N:P:K: 13:13:13-TE, nồng độ 5%; Công thức 4: Không bổ sung dinh dưỡng. Kết quả thí
nghiệm đã lựa chọn được tỷ lệ phối trộn giá thể (70% đất bột phù sa + 20% hữu cơ vi sinh + 10% trấu hun); Mật độ gieo là 350 cây/m2 (khay 50 cây/khay); Bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón N:P:K (13+13+13+TE) nồng độ 5% cho cây con giống dưa Taki trong nhà lưới sinh trưởng phát triển tốt và tỷ lệ xuất vườn cao nhất.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-01-12